ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP GD STEAM VÀO TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ
Phương pháp STEAM là gì?
Phương pháp STEAM là phương pháp giáo dục tích hợp đủ 5 lĩnh vực bao gồm Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (Toán học) để trang bị cho trẻ đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực này.
Giáo dục STEAM là mô hình giáo dục kết hợp nhiều lĩnh vực với nhau và giữa chúng có sự liên kết, bổ trợ cho nhau. Trẻ được khám phá và thực hành vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Chính vì vậy giáo dục Steam có khả năng xóa bỏ rào cản giữa lý thuyết và thực tế.
Áp dụng mô hình STEAM vào trong lớp học mầm non
Hoạt động thực tế và trải nghiệm: Các hoạt động thực hành và trải nghiệm đơn giản tạo cơ hội cho trẻ khám phá, tìm hiểu thế giới thực tế xung quanh. Chẳng hạn, hoạt động “Làm bong bóng bằng xà phòng” giúp trẻ tự tạo bong bóng. Đồng thời, trẻ sẽ học các hiện tượng khoa học thông qua việc quan sát màu sắc, hiện tượng bong bóng băng lên và bị vỡ. Đây là cơ hội kích thích sự tò mò về kiến thức khoa học ở trẻ.
Học thông qua trò chơi và câu chuyện: Những tiết học lồng ghép trò chơi và câu chuyện sẽ phần nào tạo hứng thú cho trẻ về những khái niệm mới. Chẳng hạn, trong lớp học về kiến trúc, giáo viên có thể dựng cốt truyện xoay quanh việc xây nhà cho một nhân vật. Từ đây, trẻ có tự cho bản thân nhập vai và học cách xây dựng mô hình, cấu trúc của một ngôi nhà.
Nghệ thuật và thủ công kết hợp khoa học: Kết hợp nghệ thuật và thủ công với các khái niệm khoa học cơ bản để trẻ phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng thủ công. Trong tiết học, trẻ có thể tạo hình động vật bằng cách tận dụng các vật liệu đơn giản như que kem, giấy ăn… Qua quá trình này, trẻ sẽ học về sự đa dạng của thế giới sinh vật, môi trường sống và cách chúng tác động lẫn nhau.
(Theo tạp chí GDMN)
P. HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Liên Hương