BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÂM LÝ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA TRẺ
Gia đình là môi trường đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách của trẻ em, đó cũng là nơi các em trải qua những cảm xúc yêu thương, giận hờn, buồn khổ. Gia đình hoà thuận, hạnh phúc sẽ là nền tảng giáo dục nên những đứa trẻ phát triển toàn diện; ngược lại, gia đình có bạo lực sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách của các em. Một số biểu hiện bất lợi của trẻ khi chứng kiến hoặc bị bạo lực từ gia đình:
Rối loạn căng thẳng
Bạo lực gia đình khiến trẻ cảm thấy cực kỳ không an toàn và từ thời thơ ấu, trẻ bắt đầu cảm thấy bất an. Trẻ thường sẽ gặp vấn đề về giấc ngủ, luôn trong tình trạng lo lắng, sợ hãi.
Ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của trẻ
Trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình thường không thể tập trung vào các hoạt động hàng ngày của chúng. Nhiều trẻ em không thể đến trường hay tiếp xúc với nơi đông người do căng thẳng và lo lắng.
Có xu hướng bạo lực
Trẻ thường học tập và noi gương theo những người lớn xung quanh mình, đặc biệt là cha mẹ. Nếu thường xuyên chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, tâm sinh lý hành vi của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Rất có thể, trẻ sẽ học theo, trở thành người bạo lực với bạn bè, gia đình nhỏ của trẻ sau này. Tính tình của trẻ cũng sẽ trở nên hung hăng, cáu gắt.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tâm lý bị ảnh hưởng, sức khỏe của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Luôn trong tình trạng căng thẳng dẫn đến trẻ bị mắc chứng lo âu mãn tính, trầm cảm, các vấn đề sức khỏe nhất định bao gồm bệnh tim, béo phì và tiểu đường do chế độ ăn uống kém.
Do đó bạo lực gia đình cần được xóa bỏ. Cần xây dựng gia đình hạnh phúc, không có bạo lực gia đình thì gia đình mới chính là chiếc nôi nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn trong sáng thánh thiện cho trẻ.
(Theo báo GDTĐ)
- HIỆU TRƯỞNG
P.HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Quỳnh Mai