5 câu hỏi dưới đây sẽ giúp ba mẹ bình tĩnh đưa ra lời chỉ bảo, dạy dỗ con, giúp con dễ tiếp thu hơn là sự đánh đòn, trách phạt.
- Chuyện gì đã xảy ra với con vậy?
Để bố mẹ và con có thể hiểu nhau hơn, thấu hiểu nội tâm của con nhiều hơn cần tạo cho con một cơ chế giao tiếp tốt hơn. Khi con mắc lỗi, hầu hết các bậc phụ huynh đều có suy nghĩ là đánh nó để nó nhớ. Thế nhưng đây là một hành động hoàn toàn sai lầm.
Khi con mắc sai lầm, cha mẹ nên ngồi lại cùng con và nhẹ nhàng hỏi con xem có chuyện gì đã xảy ra vậy con, việc này sẽ giúp khoảng cách giữa con và cha mẹ được kéo lại gần nhau hơn. Cũng vì thế mà trẻ cũng sẽ chia sẻ những cảm xúc thật của mình, để cha mẹ có thể thấu hiểu con mình hơn.
- Con nghĩ thế nào về việc này?
Nhiều những nghiên cứu khoa học đã cho thấy não bộ có những cảm xúc mà khi cha mẹ hành động mạnh mẽ chúng sẽ không thể hiểu được. Khi trẻ trở nên sợ hãi bởi những lời quát mắng, đánh đòn thì chúng không thể bình tĩnh lắng nghe ý kiến của cha mẹ.
Nếu con chưa ngoan, hãy tìm một thời điểm thích hợp để trở nên bình tĩnh và ngồi xuống cùng con, cùng thảo luận với con về những việc vừa xảy ra. Cha mẹ nên chú ý đến những hướng giải quyết vấn đề thay vì hỏi quá nhiều.
- Con định sẽ làm gì tiếp theo?
Những đứa trẻ mắc lỗi luôn cảm thấy mình thiếu an toàn, bởi nỗi buồn, sự lo lắng đang khiến trẻ cảm thấy thực sự khó chịu và bối rối.
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ thường sẽ hiểu được điều gì đã khiến trẻ mắc lỗi. Cha mẹ nên đảm bảo rằng đứa trẻ “được phép” đưa ra một số quyết định của riêng mình để giải quyết vấn đề trong giới hạn hợp lý.
- Bây giờ con đang mong muốn điều gì?
Con mắc lỗi hoàn toàn không phải chuyện gì bất thường bởi nếu không nhận được sự thấu hiểu và quan tâm từ cha mẹ, bé sẽ luôn cảm thấy không an toàn. Khi con mắc lỗi, cha mẹ hãy nghĩ xem con có mâu thuẫn gì không, có mong muốn gì hay không và nên để con có thể bộc lộc cảm